CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH QUY TRÌNH SƠN LẠI NHÀ CŨ
So với sơn tường mới thì bề mặt tường cũ cần được xử lý kỹ càng hơn, ở các bước lăn sơn cần chú trọng kỹ thuật hơn. Đặc biệt, bề mặt cần đảm bảo được chống thấm tốt để tránh các trường hợp sơn nấm mốc, bong tróc xuống cấp. Quy trình sơn lại nhà cũ cần được thực hiện như thế nào mời độc giả cùng Mái Nhà Đẹp theo dõi bài viết sau đây:
Bước 1: Xử lý bề mặt
Khác với bề mặt tường mới, tường cũ cần được xử lý kỹ càng để loại bỏ các tạp chất trên bề mặt, đây là bước khá quan trọng trong quy trình sơn lại nhà cũ. Đối với mỗi loại tạp chất trên bề mặt, cần có những cách giải quyết khác nhau:
- Bề mặt chứa chất dơ, chứa bột: Làm sạch bằng nước với áp lực cao. Chất tẩy nhẹ cũng có thể được sử dụng. Nếu bề mặt có nhiều bột, nên sơn hai lớp sơn lót chống kiềm sau khi làm sạch bề mặt.
- Bề mặt chứa màng sơn cũ/vữa xi măng/bột trét: Tẩy sạch chúng bằng các dụng cụ đục, cạo, máy chà xát hoặc dụng cụ thích hợp. Bề mặt không bằng phẳng nên được trét lại bằng loại bột trét thích hợp.
- Bề mặt chứa rêu/nấm: Tẩy sạch bằng nước với áp lực cao hoặc bằng dụng cụ đục, cạo. Bên cạnh đó cũng cần xử lý bằng dung dịch chống rêu, nấm. Sau khi đã xử lý xong, rửa lại bề mặt bằng nước sạch và để khô.
- Bề mặt chứa dầu mỡ: Tẩy sạch bằng chất tẩy nhẹ và 1 ít dung môi nếu cần thiết. Rửa lại thật kỹ để tẩy tất cả mọi vết bẩn.
Sau khi xử lý xong, cần đảm bảo bề mặt tường đạt độ ẩm tiêu chuẩn trước khi tiến hành sơn các bước tiếp theo. Bạn nên sử dụng thiết bị đo độ ẩm để có hiệu quả tốt nhất: < 16% bằng máy đo độ ẩm Protimeter Mini BLD 2000; hoặc < 60% bằng máy đo độ ẩm Lutron MS-7003
Bước 2: Thi công chống thấm
Bề mặt tường thấm nước chính là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng màng sơn bong tróc, nấm mốc, phồng rộp,… gây mất thẩm mỹ. Vì thế, sơn chống thấm là bước không thể thiếu khi thi công sơn tường nhà. Điều này sẽ giúp màng sơn không bị thấm nước, giữ độ bền cao.
Pha sơn chống thấm theo tỷ lệ: 0.5 Lít nước : 1 Kg xi măng trắng/thường : 1 Kg CHỐNG THẤM
Trộn xi-măng vào nước, khuấy đều cho hết vón cục, sau đó trộn với sơn chống thấm và khuấy lại cho thật đều. Hỗn hợp đã trộn nên sử dụng trong vòng 2 giờ, sau thời gian này sản phẩm sẽ có xu hướng đông cứng. Khuấy kỹ trước khi thi công.
Dùng cọ quét hoặc con lăn để thi công sơn chống thấm
Bước 3: Sử dụng bột trét tường
Bột trét tường có vai trò giúp bề mặt tường được phẳng mịn, đẹp hơn.
- Đổ 40kg bột trét vào 14-16 lít nước sạch rồi dùng máy hoặc dụng cụ khuấy đều để tránh vón cục.
- Dùng dao trét để trét hỗn hợp lên tường với độ dày khoảng 1mm. Lớp thứ nhất khô trong 16 giờ thì tiến hành trét lớp thứ hai.
Bước 4: Sơn lót
Sau khi lớp bột trét đã khô và tường đạt độ ẩm phù hợp, tiến hành dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí để sơn lót. Sơn lót là bước không thể thiếu khi thi công sơn tường nhà. Bởi sơn lót làm tăng độ bám dính của màng sơn, kháng kiềm, chống lại sự xuống cấp của màng sơn do hóa chất trong xi măng gây ra.
Bước 5: Sơn phủ màu
Cuối cùng là bước sơn phủ. Dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí để sơn phủ. Nên sơn 2 lớp sơn phủ để bề mặt sơn được đều màu và lâu bền hơn. Bạn có thể tùy ý lựa chọn và thiết kế màu sắc sơn cho không gian của bạn.
Có thể bạn quan tâm: QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN NHÀ MỚI XÂY
LIÊN HỆ BÁO GIÁ – MUA HÀNG – THI CÔNG SƠN LẠI NHÀ CŨ
MÁI NHÀ ĐẸP TPHCM HÀ NỘI
139 Đinh Bộ Lĩnh, Quận Bình Thạnh TPHCM
Hà Nội 100000
Việt Nam
Điện thoại: 0368115251
Email: dichvumainhadep@gmail.com