Dịch vụ làm mái tôn nhà xe

Hiện nay, mái tôn nhà xe thông thường được thi công từ khung thép kết hợp với mái tôn với ưu điểm thi công nhanh, giá thành rẻ tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Sau đây là một số mẫu mái che tôn nhà xe tham khảo.

Làm mái tôn tại Hà Nội và khu vực phía bắc liên hệ: 0368115251

Làm mái tôn tại TPHCM và khu vực phía nam liên hệ: 0933439498

Một số mẫu mái tôn nhà xe được làm từ khung thép và mái tôn

Mẫu mái che tôn đẹp
Mẫu mái che tôn đẹp
Mẫu mái che tôn đẹp

Vì sao nhu cầu sử dụng mái tôn nhà xe ngày càng tăng

Việc lắp đặt mái che, mái tôn nhà xe bằng tôn hầu như đã trở nên quen thuộc trong các công trình hiện nay, và càng ngày càng được ưa chuộng. Không đơn thuần mà mái tôn nhà xe lại được nhiều người sử dụng, việc lắp đặt này mang lại những công dụng lớn:

  • Mái che sẽ hạn chế được những tác động bên ngoài, bảo vệ các phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp,…): Che nắng, chắn nước mưa, ngăn được phần nào bụi bẩn,…
  • Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay tôn được bán với nhiều màu sắc, kích thước, nhãn hiệu với những mẫu thiết kế sáng tạo, đẹp mắt, khi lắp đặt chúng sẽ giúp các công trình tăng thêm độ thẩm mỹ.
  • Sử dụng tôn làm mái che nhà xe có thể tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian thi công, sử dụng được lâu dài.
Mái tôn nhà xe đang được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn lắp đặt tại công trình của mình
Mái tôn nhà xe đang được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn lắp đặt tại công trình của mình

Bảng giá thi công mái tôn nhà xe của Mái Nhà Đẹp

Chúng ta thấy được mái tôn nhà xe mang lại rất nhiều ưu điểm và công dụng cho người dùng. Vì vậy, nếu bạn cũng đang có ý định thi công mái tôn nhà xe của mình bằng tôn thì bạn có thể tham khảo qua bảng báo giá của chúng tôi:

Lưu ý: 

  • Đơn giá trên CHƯA bao gồm VAT 10%
  • Báo giá trên ĐÃ bao gồm chi phí thi công lắp đặt ở TPHCM.

Báo giá thi công làm mái tôn tại Mái Nhà Đẹp

1/ Tôn Việt Nhật

  • Tôn Việt Nhật – Dày 0.40 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 290.000 đ/m2
  • Tôn Việt Nhật – Dày 0.45 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 300.000 đ/m2
  • Tôn Việt Nhật – Dày 0.50 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 310.000 đ/m2

2/ Tôn Hoa Sen

  • Tôn Hoa Sen – Dày 0.40 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 310.000 đ/m2
  • Tôn Hoa Sen – Dày 0.45 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 340.000 đ/m2
  • Tôn Hoa Sen – Dày 0.50 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 350.000 đ/m2

3/ Tôn Đông Á

  • Tôn Đông Á – Dày 0.40 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 320.000 đ/m2
  • Tôn Đông Á – Dày 0.45 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 340.000 đ/m2
  • Tôn Đông Á – Dày 0.50 mm – Đơn giá nhân công và vật tư: 360.000 đ/m2

Bảng báo giá trên đây có thể thay đổi tùy vào thời điểm, khi thi công mái che bạn có thể phải trả cao hoặc thấp hơn mức giá này. Tại công ty của chúng tôi, giá chính xác sẽ dựa đồng thời vào nhiều tiêu chí: Thời điểm thi công, những đặc điểm của sản phẩm (độ dày, kích thước ngang dọc của tôn, màu sắc,…). Do đó, để được báo giá thi công mái tôn nhà xe chính xác và cụ thể nhất bạn hãy liên hệ ngay với Mái Nhà Đẹp thông qua Hotline 0368115251 – Mr. Công

Nên chọn loại nào để làm mái tôn nhà xe?

Nhu cầu sử dụng mái tôn cho nhà xe ngày càng cao, nên hiện nay xuất hiện rất nhiều loại tôn có thể làm mái che nhà xe. Thông thường sẽ có 3 loại được người dùng yêu thích và lựa chọn nhiều nhất:

1. Mái tôn nhà xe bằng tôn sóng

Khi nhắc đến những loại tôn có thể làm mái che nhà xa thì chúng ta không thể quên tôn sóng. Loại tôn này được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, làm từ những tấm thép được cán mỏng. Người dùng có thể chọn loại sóng tròn hoặc sóng vuông theo nhu cầu của mình. Nhiều người quyết định chọn tôn sóng để thi công mái che là vì nó sở hữu tính thẩm mỹ cao, nó giúp bề ngoài công trình thêm phần sang trọng, ấn tượng.

Đặc biệt, trên bề mặt tôn sóng còn có phần sóng phụ, đặc điểm này giúp tăng cường độ cứng cho tôn, nhờ vậy mái che thêm phần bền chắc. Thêm vào đó, khả năng thoát nước của loại tôn này rất tốt, nhờ có những khe rãnh ở bề mặt, khi mưa lớn nước sẽ thoát ra ngoài rất thuận tiện. Hiện, nay tôn sóng được bán với giá thành khá rẻ, điều này giúp người dùng tiết kiệm được phần lớn chi phí.

2. Mái tôn nhà xe bằng tôn cách nhiệt

Tôn cách nhiệt là một trong những loại tôn được người dùng đánh giá cao về chất lượng, và ưu tiên lựa chọn để thi công mái tôn nhà xe. Loại tôn này còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là tôn mát. Như chính cái tên của nó, tôn mát có khả năng cách nhiệt rất tốt, những ngày nắng xe để dưới mái che bằng tôn cách nhiệt sẽ không bị ảnh hưởng. Nó sở hữu được tính cách nhiệt vượt bật như vậy là nhờ cách thiết kế gồm 3 lớp: Lớp thứ nhất là tôn, lớp thứ hai là lớp PU và cuối cùng là phần giấy bạc hoặc lớp PVC.

Khác với những loại tôn thông thường, tôn cách nhiệt có khả năng cách âm hiệu quả. Tương tự tôn sóng, loại tôn này cũng được bán với giá thành khá thấp, người dùng có thể an tâm về mặt giá cả. Bên cạnh đó, tôn mát còn có ưu điểm là độ bền cao, vì vậy mái che làm từ loại tôn này có “tuổi thọ” cao, tiết kiệm được chi phí sửa chữa, thay mới. Đặc biệt, khi dùng tôn cách nhiệt sẽ hạn chế tối đa việc tốc mái khi có gió thổi mạnh hay bão lũ.

Xem thêm: Báo Giá Làm Mái Tôn Xốp Chống Nóng Đẹp, Chất Lượng Tốt Nhất

3. Mái tôn nhà xe bằng tôn lạnh

Bên cạnh tôn sóng và tôn cách nhiệt thì tôn lạnh cũng được nhiều người đặt niềm tin và quyết định sử dụng để làm mái che nhà xe. Khác với những loại tôn thông thường, tôn lạnh được mạ hợp từ nhôm, kẽm và silicon. Người dùng ưa chuộng loại tôn này là nhờ khả năng chống ăn mòn của nó, nhờ đặc tính này mà mái che bằng tôn lạnh ít bị gỉ sét. Bên cạnh đó, chi phí lợp mái tôn lạnh khá rẻ và quá trình thi công mái che bằng tôn lạnh khá đơn giản, với trọng lượng nhẹ nên khi khiêng vác, vận chuyển cũng dễ dàng.

Tôn lạnh có thể phản xạ ánh nắng mặt trời, nhờ đó không gây tình trạng nóng bức trong những ngày nắng nóng, bảo vệ tốt phương tiện. Ngoài ta, bên trên bề mặt của tôn lạnh còn được trang bị lớp bảo vệ, nó giúp tôn không bị ố vàng, giữ được độ thẩm mỹ cho mái che.

Quá trình thi công mái tôn nhà xe tại Mái Nhà Đẹp

Nếu bạn đang thắc mắc không biết quá trình thi công mái tôn nhà xe gồm bao nhiêu bước và tiến hành như thế nào, thì bạn có thể tham khảo ngay nội dung sau đây. Quá trình thi công mái tôn cho nhà xe sẽ thực hiện theo trình tự gồm 6 bước:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và dụng cụ thi công

Vật liệu không thể thiếu đầu tiên là tôn, loại tôn phải phù hợp với tính chất của toàn thể công trình. Trước đó, đội ngũ thi công có thể hướng dẫn khách hàng cách chọn loại tôn thích hợp. Khi đã xác định được chính xác loại tôn sẽ thi công thì người thợ sẽ bắt đầu đo đặc kích thước tôn cho đúng, chọn kiểu dáng phù hợp, chọn màu và độ dày của tôn,… Bên cạnh đó, phải chuẩn bị thêm những dụng cụ thi công khác như: Xà gồ, khoan, keo dán, ốc vít, đinh,…

Bước 2: Tiến hành thi công phần xà gồ hệ khung mái

Để thực hiện được bước thi công xà gồ cho khung mái che nhà xe, thì người thợ nên xem qua bảng vẽ thiết kế của toàn bộ công trình. Việc này, giúp đội ngũ thi công có thể nhanh chóng thiết kế và tiến hành thi công phần xà gồ chính xác, phù hợp với tính chất của công trình.

Ngoài ra, ở giai đoạn này người thi công cũng tiến hành tính toán chính xác khoảng cách và độ dày phần xà gồ. Bên cạnh đó, cần lưu tâm luôn độ dốc cho mái che, mái tôn nhà xe phải có độ nghiêng thích hợp, để khi trời mưa lượng nước thoát ra ngoài nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến các phương tiện.

Bước 3: Tiến hành lắp đặt các viền bao quanh mái che

Tiếp theo, người thợ sẽ bắt đầu cố định phần diềm mái và hắt mái, phải đảm bảo chúng bao phủ được hết diện tích mái che nhà xe. Phần viền của mái che khá quan trọng, vì vậy bước này người thợ phải lắp đặt cẩn thận, đảm bảo độ chính xác. Theo quy chuẩn thì khi lắp đặt các viền, chúng ta chỉ nên sử dụng đinh có kích thước từ 5cm đến 7cm.

Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp mái tôn vào khung mái

Khi tiến hành lắp đặt tôn vào khung mái, người thợ sẽ lắp lần lượt, theo hướng từ trên dần xuống phía dưới. Thông thường, phần rìa ngoài của mái che nhà xe sẽ được chừa ra một khoảng tôn, tốt nhất để chừa tối thiểu 2cm. Nếu mái che có kích thước lớn, cần đến nhiều tấm tôn, thì các tấm này sẽ được xếp chồng lên nhau, và tấm này chồng lên tấm kia một khoảng ít nhất là 2.5cm. Sau đó cố định các tấm tôn bằng các loại keo silicon, còn cố định tôn vào khung mái bằng đinh vít.

Bước 5: Lắp đặt tấm che khe nối

Trong quá trình lắp đặt mái che nhà xe không thể thiếu các tấm che khe nối. Ở những vị trí nối của mái che, chúng ta sẽ dùng tấm che này đặt lên trên, chúng giúp bao phủ lại phần nối trước đó, chống được bụi bẩn và nước mưa chảy vào trong mái che, tránh ảnh hưởng đến phương tiện. Đội ngũ thi công sẽ dựa vào phần nóc mái để xác định những thông số cần thiết cho tấm khe, nếu cần thiết có thể uốn cong tấm che khe nối thành những hình chữ V.

Bước 6: Hoàn thành quy trình lợp mái tôn nhà xe, vệ sinh và nghiệm thu hợp đồng

Sau khi đã thi công xong, người thợ phải tiến hành kiểm tra lại một lần cuối, quan sát kỹ cả phần bên trong lẫn bên ngoài mái che nhà xe. Ngoài ra, chúng ta phải lau dọn, vệ sinh sạch sẽ các mảnh tôn vụn đã cắt trước đó, cũng như thu gom đinh, vít còn sót lại. Bước này, giúp mái che đảm bảo độ thẩm mỹ, hạn chế hư hỏng, tình trạng gỉ sét trong quá trình sử dụng.

Những lưu ý khi thiết kế và lắp đặt mái tôn che nhà xe

Để mái tôn nhà xe sau khi thi công mang lại đúng những công dụng mà bạn mong muốn, cũng như quá trình sử dụng không xảy ra sự cố, thì trước khi bắt tay vào thiết kế lắp đặt chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Trong bất kỳ công trình xây dựng nào thì phần vật liệu cũng quan trọng nhất, vật liệu phải chất lượng thì công trình mới đảm bảo an toàn, đáp ứng được nhu cầu thi công và sử dụng được lâu dài. Vì vậy, bạn phải mua tôn và những dụng cụ cần thiết khác tại những nơi uy tín.
  • Đối với đội ngũ thi công, trước khi thi công mái tôn nhà xe người thợ phải khảo sát mặt bằng, nghiên cứu kỹ thiết kế tổng thể của công trình.
  • Trong quá trình lắp đặt mái tôn, không được dùng các dung dịch có tính tẩy rửa mạnh để vệ sinh bề mặt tôn, việc này làm giảm chất lượng của tôn, khiến chúng dễ dàng bị bào mòn, gỉ sét.
  • Khi tiến hành cắt tôn, người thợ chú ý không để phần phôi sắt bắn vào bề mặt tôn, chúng sẽ làm cháy phần sơn bảo vệ của tôn.
  • Khi vận chuyển tôn, tuyệt đối không kéo trượt trên mặt đất, sẽ làm tôn trầy xước, giảm chất lượng mái che.
  • Để tôn không bị gỉ khi để lâu bên ngoài, thì người thợ cần xịt một lớp sơn chống gỉ lên trên.
  • Để đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời tăng thời gian sử dụng thì cứ 6 tháng bạn nên tiến hành bảo dưỡng và vệ sinh mái che 1 lần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *